Tôn giả ngói Grainite

Chọn địa chỉ phân phối - thi công

Kinh nghiệm mở nhà máy cán tôn cần bao nhiêu vốn?

Thứ 6, 09/12/2022, 09:48 GMT+7

Thời gian gần đây, kinh nghiệm mở nhà máy cán tôn là gì, đầu tư bao nhiêu vốn, nên chuẩn bị như thế nào, mua máy móc thiết bị ở đâu là những thắc mắc của nhiều người đã liên hệ cần Tôn Pomina tư vấn.

kinh nghiệm mở nhà máy cán tôn

Mở nhà máy tôn cần bao nhiêu vốn?

Và bài chia sẻ hôm nay sẽ tổng hợp những chia sẻ, kinh nghiệm và hướng dẫn chi tiết nhất cho quý khách hàng với nhu cầu mở xưởng cán tôn.

1.  VÌ SAO NÊN MỞ NHÀ MÁY CÁN TÔN

Vì sao nên mở nhà máy cán tôn, chính xác hơn là xác định mục đích chúng ta muốn mở xưởng cán tôn để làm gì. Cùng điểm danh những lý do dưới đây:

  • Thứ 1: Kinh doanh

Chắc chắn điều đầu tiên của việc mở xưởng cán đó là kinh doanh, đó là kiếm tiền.

  • Thứ 2: Thị phần nhiều tiềm năng

Như tất cả chúng ta đều biết, tôn là những tấm lợp kim loại, là một vật tư hầu như trong tất cả các công trình, từ dân dụng, dự án, nhà kho, nhà máy, công nghiệp… đều sử dụng cho rất nhiều vị trí: từ làm mái, vách ngăn, vách tường, mái hiên, làm máng xối… Có thể gọi nó là tấm lợp “quốc dân”. Thị phần nhiều, nhu cầu nhiều nên đây là mặt hàng được đánh giá là rất dễ kinh doanh.

  • Thứ 3: Mặt hàng không lỗi thời

Sản phẩm hàng hóa tôn lợp hay sắt thép là mặt hàng không bị hư hỏng, hao mòn, lỗi thời theo thời gian như một số sản phẩm vật tư khác.

  • Thứ 4: Giải quyết được vấn đề tồn kho

Vấn đề về tồn kho: Bạn không bị lo ngại lượng hàng tồn kho, vì sản phẩm này luôn có sự biến động, trượt giá tăng lên nên giá trị hàng tôn kho mỗi năm sẽ tăng lên theo thời gian.

  • Thứ 5: Nguồn lợi phụ từ phế phẩm

Cuối cùng là lợi nhuận đến từ nguồn phế phẩm trong quá trình sản xuất, cán tôn. Chúng ta có thể tận dụng mọi thứ, cụ thể như những tấm tôn ở đầu cuộn, cuối cuộn, bao bì cuộn tôn hay các phế phẩm khác đều có thể bán giá rẻ để phục vụ cho các mục đích khác.

Như vậy, chúng ta đã thấy những lợi ích và nguồn thu nhập mà một xưởng cán tôn mang lại để cân nhấc nên hay không nên mở xưởng.

Nhà máy cán tôn Lương Tâm Gia Lai - Đại lý Tôn Pomina khu vực Gia Lai

>> Xem thêm:  Tôn Pomina xuất khẩu tôn lạnh mạ màu sang thị trường Mỹ

2.  KINH NGHIỆM MỞ NHÀ MÁY CÁN TÔN

2.1 Ai nên mở nhà máy cán tôn

Đối tượng phù hợp đầu tiên để mở xưởng cán tôn đó chính là các cơ sở đã có kinh nghiệm kinh doanh về vật liệu xây dựng, chuyên về mảng trang trí nội thất, mảng hoàn thiện công trình như gạch men, thiết bị vệ sinh… Vì chúng ta đã có sẵn một lượng khách hàng thầu thợ, người tiêu dùng thì việc phát triển một mặt khách hàng khác trong lĩnh vực xây dựng là rất dễ dàng.

chi phí mở nhà máy cán tôn

Hình ảnh kho tôn cuộn tại nhà kho của nhà phân phối Thanh Long (Bắc Ninh)

Thứ 2 là nhà thầu, đơn vị thiết kế thi công, đây là những đối tượng dễ dàng tiếp cận lĩnh vực kinh doanh xưởng cán tôn.

Thứ 3 là những người có điều kiện kinh tế và muốn mở xưởng cán tôn nhằm mục đích là kinh doanh.

>> Xem thêm: Tôn Pomina có uy tín không? Chất lượng Tôn Pomina trên thị trường sau 3 năm ra mắt

2.2 Địa điểm mở nhà máy cán nên gần các đường quốc lộ lớn

Vị trị mở nhà máy cán tôn rất quan trọng, vì đây là mặt hàng có tải trọng lớn, thiết bị máy cán lớn nên chúng ta cần chọn một mặt có lớn, không cấm xe tải. Mục đích là để việc nhập hàng tôn cuộn hay vận chuyển khối lượng tôn cán sóng thành phẩm bằng tải đến công trình được thuận tiện hơn, dễ dàng hơn.

mở nhà máy cán tôn kinh doanh tôn lợp

Thiết bị máy cán chất lượng sẽ đảm bảo cho tôn cán sóng thành phẩm được đẹp hơn

Thông thường, xưởng cán tôn còn là nơi để sản xuất, cán tôn vừa là nơi kinh doanh để khách hàng tiêu dùng đến tham quan, lựa chọn và quan sát được cả quá trình cán sóng tôn, cho khách hàng thêm sự yên tâm về cơ sở hoạt động cũng như máy móc thiết bị, chất lượng tôn thành phẩm… Chính vì vậy, ta cần lựa chọn mặt bằng có đường lớn hay trung tâm để mở nhà máy cán tôn nhằm tăng thêm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu mặt bằng không đủ điều kiện để làm nơi sản xuất thì chúng ta cũng có thể tách riêng hai cơ sở: sản xuất và kinh doanh. Và trong trường hợp này, thì yếu tố mặt tiền hay đường trung tâm thì không cần quá quan trọng khi xét địa điểm mở nhà xưởng cán tôn. Ta nên ưu tiên mở ở khu vực gần đường bộ, hay đường sông cho thuận tiện vận chuyển tôn với địa lý từng khu vực vùng miền.

Một điểm quan trọng khi quyết định địa điểm mở nhà máy cán tôn là hệ thống đường điện. Vì hầu như tất cả các máy móc, thiết bị dùng trong nhà máy cán tôn đều sử dụng điện 3 pha. Nên vị trí muốn đặt xưởng cán chắc chắn phải có lưới điện 3 pha. Để đảm bảo quá trình sản xuất của chúng ta không bị ngắt đoạn và đảm bảo cho tuổi thọ của máy móc, thiết bi. Và quan trọng hơn hết là tiết kiệm chi phí hoạt động máy phát điện (trong trường hợp không có lưới điện 3 pha).

2.3 Xây dựng nhà xưởng, diện tích mở xưởng cán rộng bao nhiêu thì tốt?

Khi xây dựng nhà xưởng, chúng ta nên chọn dòng tôn chất lượng để lợp mái, làm vách tường. Ngoài mục đích bảo vệ các thiết bị máy móc, bảo quản kho tôn… thì đây cũng là cách thức tạo nên diện mạo của nhà máy tôn uy tín cho khách hàng tiêu dùng khi đến mua tôn. Vì theo thói quen một người tiêu dùng, khi đến mua tôn lợp ở xưởng dùng tôn lợp bị phai màu hoặc rỉ sét thì chắc chắn sẽ tạo tâm lý “ở đây bán hàng kém chất lượng”.

Ngoài ra, nền móng của nhà xưởng cần được gia cố kỹ, chắc chắn để vận hành máy cán cũng như nơi đặt kho tôn được an toàn, không bị hư hỏng, sụp, lún gây nguy hiểm cho người và tài sản trong xưởng.

Diện tích để đặt một vài loại máy cán tôn, máy cán tôn thông thường sẽ có kích thước rộng 1.6m – 1.7 m, dài 11m – 12m. lưu ý: ban đầu có thể cần dùng 1- 2 máy cho 2 kiểu sóng (sóng ngói, sóng vuông), sau khi mở rộng chúng ta có thể mua thêm.

Diện tích phòng kinh doanh và nơi nghỉ ngơi cho nhân viên.

Như vậy, diện tích mở xưởng cán tối thiểu để đặt các loại máy móc và vật dụng sẽ từ 120m2 với chiều rộng xưởng 6m và chiều dài khoảng là 16m.

>> Xem thêm: Đại lý tôn lạnh ở Hà Nội Uy tín

2.4 Cẩu trục nhà xưởng cán tôn

Cẩu trục cực kỳ quan trọng vì nó đóng vai trò giúp cho quá trình vận hành máy, sản xuất tôn đúng quy trình, cẩu tôn cuộn đúng kỹ thuật, cẩu tôn thành phẩm lên xe tải đúng cách và giảm tối thiểu nhân lực. Vì cẩu trục luôn vận hành liên tục nên chúng ta cần cân nhắc lựa chọn sản phẩm chất lượng phù hợp, để việc sản xuất không bị trì trệ do cẩu trục hư hỏng.

2.5 Xưởng cán tôn cần trang bị những thiết bị gì?

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp máy cán tôn cho xưởng cán với nhiều mức giá khác nhau. Tất nhiên, việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín sẽ giúp cho sản phẩm tôn lợp khi cán sóng sẽ đẹp hơn, sắc nét, biên tôn đều, đẹp, hạn chế tình trạng tôn bị xước, trầy, bong tróc lớp sơn trên bề mặt.

Như đã đề cập, về cơ bản một xưởng cán sóng cần có các loại máy cán như sau:

  • Máy cán 2 tầng (1-2 máy) 

Là kiểu máy cán kết hợp giữa cán sóng vuông và sóng giả ngói và tùy nhu cầu khu vực mà chúng ta có thể chọn loại sóng phổ biến nhất cho công trình nhà ở ( máy cán tôn 9 sóng vuông), có điều kiện hơn thì đầu tư đủ các loại sóng (5,7, 11 và 13 sóng, sóng la phông).

  • Máy xả cuộn tôn.
  • Máy phụ trợ.

Ngoài ra, để đáp ứng cho nhiều hạng mục của một công trình, chúng ta có thể đầu tư thêm máy phụ trợ theo như máy cán máng xối, úp nóc, hệ diềm mái, máy chấn diềm…

mở nhà máy cán tôn cần mua thiết bị máy móc gì

Nhà máy cán tôn Vạn Hạnh - Đại lý của Tôn Pomina khu vực Kiên Giang đang cán tôn sóng ngói Pomina Granite 

Trên đây là các thiết bị máy móc cơ bản cần có để một xưởng cán tôn có thể sản xuất tôn cán sóng thành phẩm. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện đầu tư hơn, các chủ đại lý có thể tìm hiểu và tham khảo nhập dòng máy cán tôn 3 tầng mới nhất và nhiều tiện ích tích hợp.

Để tăng năng xuất hoạt động của xưởng cán tôn, lựa chọn máy cán tôn 3 tầng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Kiểu sóng tích hợp 3 tầng phổ biến nhất là sóng ngói ruby + sóng tròn + sóng la phông có dập vòm. 

Lợi thế cạnh tranh của máy cán tôn 3 tầng so với máy cán 2 tầng hay 1 tầng truyền thống:

  • Mẫu tùy chỉnh.
  • Chu kỳ sản xuất ngắn.
  • Đảm bảo chất lượng.
  • Hiệu quả cao, tiêu thụ thấp.

mở nhà máy cán tôn máy cán 3 tầng

Máy cán tôn 3 tầng

Một số máy cán thiết bị phụ trợ khác để bạn tham khảo để tăng thêm mặt hàng kinh doanh:

  • Máy cán xà gồ chữ C, Z
  • Máy cán sóng klip lock
  • Máy cán tôn Pu cách nhiệt.
  • Máy cán cửa cuốn.
  • Dây chuyền máy Panel cách nhiệt.
  • Máy cán tôn lock seam.

>> Xem thêm: Địa chỉ mua tấm Panel cách nhiệt ở Đà Nẵng

2.6 Chi phí mở xưởng cán tôn bao nhiêu tiền - Ngân sách ước lượng

Vậy chi phí mở xưởng cán tôn hiện nay cần bao nhiêu vôn đầu tư? Trong bài viết này, Tôn Pomina sẽ dựa trên giá thành một số đơn vị cung cấp thiết bị máy cán để đưa ra cho bạn ngân sách ước lượng để đầu tư mở nhà máy cán tôn.

  • Máy cán tôn 1 tầng giá từ : 280 triệu đồng đến 370 triệu đồng.
  • Giá máy cán tôn 2 tầng giá từ 450 triệu đồng đến 600 triệu đồng.
  • Máy chấn tôn 6m phụ kiến giá từ 90 triệu đồng đến 180 triệu đồng.
  • Máy xả tôn phụ kiện giá từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
  • Cầu trục nhà xưởng cơ bản 300 triệu đồng.

Như vậy, chi phí mở nhà máy cán tôn dự trù từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Ngân sách này này chưa bao gồm vốn đầu tư mặt bằng, xây dựng xưởng và giá nhập tôn cuộn.

Video Máy cán tôn sóng ngói Pomina Granite AZ50 tại đại lý phân phối Tôn Pomina.

(Lưu ý: Chi phí mở xưởng cán tôn trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo).

3. TÔN POMINA – ĐƠN VỊ CUNG CẤP TÔN CUỘN UY TÍN HÀNG ĐẦU HIỆN NAY

Vì sao nên chọn Tôn Pomina? Đồng hành cùng Tôn Pomina, nhà máy cán tôn của quý đối tác sẽ được những lợi ích gì?

mở nhà máy cán tôn có lợi gì

Hình ảnh quy mô dây chuyền sản xuất của Tôn Pomina tại nhà máy Phú Mỹ (BRVT)

Công ty Cổ phần Tôn Pomina chính thức thành lập từ năm 2017. Tại thời điểm ra mắt, Tôn Pomina là công ty dẫn đầu về công nghệ dây chuyền sản xuất 100% được nhập đồng bộ từ Châu Âu – Tập đoàn Tenova (Ý).

Nguồn phôi thép để sản xuất tôn cuộn được nhập khẩu rõ ràng từ các quốc gia lớn trên thế giới nên đảm bảo độ tinh khiết cũng như chất lượng nhất. Nhờ vậy, Tôn Pomina tự tin cung cấp những cuộn tôn chất lượng nhất cho đại lý và người tiêu dùng.

Đối tác hệ sơn phủ của Tôn Pomina đều những doanh nghiệp, tập đoàn top đầu trên thế giới như Akzo Nobel (Mỹ), PPG (Hà Lan)…

Bên cạnh đó, công ty còn tiên phong đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại nhất, xây dựng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng luôn cao nhất.

Các công nghệ phủ độc quyền chỉ có ở sản phẩm mang thương hiệu Tôn Pomina, cụ thể như lớp phủ Pomina Crystal độc quyền cho dòng tôn lạnh Solar AZ100 và ShieldViet AZ150, lớp phủ vân nhám G độc quyền cho sản phẩm Tôn Pomina Granite AZ50.

Đồng thời, Tôn Pomina đã xây dựng thành công chính sách kinh doanh linh hoạt, đội nhân viên thị trường luôn hỗ trợ hết mình, giải quyết nhanh chóng và kịp thời cho quý đối tác về những vấn đề liên quan đến chính sách, dịch vụ, bảo hành…

>> Xem thêm: Tôn Pomina có bao nhiêu loại? Chế độ bảo hành của Tôn Pomina

4. CÁCH LÀM ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI TÔN POMINA

Trên đây là tổng hợp chi tiết các thông tin, kinh nghiệm mở nhà máy cán tôn của các chủ doanh nghiệp – là đối tác đại lý phân phối Tôn Pomina đã chia sẻ.

Vậy nếu có nhu cầu kinh doanh sản phẩm tôn lợp và cần được hỗ trợ tư vấn cách làm đại lý phân phối Tôn Pomina, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 0906687917 hoặc để lại số điện thoại qua trang page chính thức của Tôn Pomina, chuyên viên kinh doanh khu vực sẽ liên hệ và trao đổi thông tin cụ thể cho quý khách hàng.

CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN POMINA

Tôn Pomina

Ý kiến bạn đọc