Bạn có đang tìm cách lợp mái tôn không bị dột? Mái tôn sử dụng lâu năm dễ bị rỉ sét dẫn đến thấm dột. Nếu biết cách lợp mái tôn và xử lý mái tôn dột đúng cách, bạn sẽ hạn chế được những phiến toái khi trời mưa. Cùng tìm hiểu 15 cách lợp mái tôn không bị dột dưới đây!
1. NGUYÊN NHÂN GÂY DỘT MÁI TÔN
Tôn rỉ sét dẫn đến thủng dột
Một số nguyên nhân gây dột mái tôn là:
-
Quá trình thi công lợp mái tôn không đúng kỹ thuật, gây ra các vết hở giữa các nơi tiếp giáp hoặc gây thủng tôn lợp mái
-
Mái tôn chất lượng thấp, nhanh bị thủng dột
-
Nước mưa và không khí ẩm lâu năm dẫn đến sự ăn mòn mái tôn
-
Các lỗ đinh vít bị rỉ sét, thấm nước mưa
-
Các tác động ngoại cảnh như vật nhọn rơi trúng mái tôn, quá trình thi công không cẩn thận, khiến mái tôn trầy xước, thủng dột nhanh chóng
-
Thấm dột do tràn sóng
-
Thấm dột tại điểm tiếp giáp mái tôn liền kề
>> Xem thêm: Cách chọn loại tôn theo mái nhà và công dụng
2. CÁCH KIỂM TRA MÁI TÔN BỊ DỘT
Cách kiểm tra mái tôn bị thủng dột
Bạn có thể kiểm tra mái tôn nhà mình có bị dột hay không bằng một trong các cách sau:
-
Quan sát từ trong nhà: Khi quan sát từ bên trong, sẽ nhận thấy các lỗ thủng của tôn bị ánh sáng chiếu vào. Cách này chỉ phát hiện được các lỗ thủng do ăn mòn, oxi hóa.
-
Phun nước lên mái nhà: cách này là mô tả lại trời mưa, sau khi phun nước lên mái nhà đủ lượng, bạn cần quan sát khắp trong nhà và đánh dấu lại các vị trí bị thấm dột, sau đó leo lên mái nhà kiểm tra.
>> Xem thêm: Các phương pháp chống thấm cho mái tôn không nên bỏ qua
3. 15 CÁCH LỢP MÁI TÔN KHÔNG BỊ DỘT
3.1. Thay thế đinh vít bị hỏng, rỉ sét
Thay thế đinh vít bị hỏng
Các lỗ đinh vít bị hỏng, rỉ sét có thể được thay thế bằng đinh vít mới, sau đó phủ một lớp silicon lên để trám lại lỗ đinh. Mái tôn sử dụng từ 1 năm trở lên cần được kiểm tra các lỗ đinh vít để đảm bảo không bị thấm dột vào mùa mưa.
Để kiểm tra xem các lỗ đinh vít có cần thay mới hay không, bạn chỉ cần đổ nước vào vị trí đinh vít để xác định.
3.2. Sử dụng xăng và xốp để chống dột
Chống dột mái tôn bằng hỗn hợp xăng và xốp
Khi xốp tiếp xúc với ăng sẽ tạo ra một hỗn hợp kết dính cực kỳ tốt. Có tác dụng tương tự như silicon. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 1 tấm xốp và 1 lít xăng, trám vào những lỗ thủng, lỗ đinh vít trên mái tôn để chống dột vào mùa mưa.
Các bước thực hiện như sau:
-
Bước 1: Làm sạch vùng tôn bị thủng dột, chà nhám nếu có vết rỉ sét nhiều
-
Bước 2: Nhúng miếng xốp vào xăng
-
Bước 3: Nhanh tay đưa lên vị trí cần trám
-
Bước 4: Tiếp tục với các lỗ thủng tôn cần trám
>> Xem thêm: Kinh nghiệm chọn tôn lợp mái chất lượng cho người lần đầu xây nhà
3.3. Sử dụng keo chuyên dụng chống dột
Sử dụng keo chống dột mái tôn
Một số loại băng keo chuyên dụng có khả năng kết dính tốt với tôn, có thể che lắp đi các vết thủng dột trong tạm thời. Để dán keo chống dột hiệu quả, bạn cần vệ sinh bề mặt tôn thật sạch để đảm bảo keo dính tốt, không bị bám bụi.
3.4. Sử dụng miếng dán chống dột
Miếng dán chống dột hay băng keo chống dột tương tự như keo chống dột. Tuy nhiên, băng keo chống dột có dạng cuộn để sử dụng cho nhiều hình dạng lỗ thủng khác nhau.
Khi thao tác dán băng keo chống dột, bề mặt tôn cần được vệ sinh sạch sẽ và chà nhám được khi dán để đảm bảo kết dính tốt.
>> Xem thêm: Chi phí lợp mái tôn bao nhiêu tiền 1m2 năm 2023
3.5. Sử dụng nhựa đường chống dột
Nhựa đường cũng là một vật liệu có tính bám dính cao, được ứng dụng nhiều trong việc xử lý lợp mái tôn không bị dột.
Để thực hiện bạn cần chuẩn bị:
-
Nhựa đường
-
Đèn khò và gas
-
Chổi sắt
Chống dột mái tôn bằng nhựa đường
Quy trình thực hiện như sau:
-
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ những vết nứt, khe hở hoặc lỗ thủng mái tôn bằng giấy nhám hoặc chổi sắt
-
Bước 2: Khò nóng khu vực cần trám để loại bỏ bụi bẩn còn thừa và làm nóng bề mặt
-
Bước 3: Khò nóng nhựa đường cho dung dịch chảy vào các vết nứt, khe hở.
-
Bước 4: Đợi nhựa đường nguội và kết dính.
3.6. Sử dụng màng chống dột
Cách lợp mái tôn không bị dột: sử dụng màng chống dột
Màng chống dột có độ kết dính cao và khổ rộng khiến việc chống dột mái tôn được hiệu quả tối đa hơn. Tương tự như các dạng keo dán, miếng dán chống dột khác, bạn cần vệ sinh bề mặt tôn sạch sẽ và chà nhám trước khi dán màng để đảm bảo tính kết dính.
3.7. Sử dụng sơn chống dột
Sơn chống dột chống thấm là loại sơn dành riêng cho việc xử lý mái tôn bị dột. Với khả năng kết dính tốt và chịu nhiệt lên đến 30 độ C, sơn chống dính sẽ tạo nên một lớp màng bảo vệ mái tôn, giúp tăng niên thọ sử dụng lên đến 5 năm.
3.8. Xử lý những chỗ mái tôn dễ đọng nước
Những chỗ lượn sóng hoặc tôn bị biến dạng rất dễ bị đọng nước và thấm dột. Trong trường hợp này, bạn có thể giải quyết bằng cách:
-
Dùng đinh vít khoan vào chỗ tôn bị biến dạng, dùng dây thép hoặc gậy kéo chỗ đinh đã khoan từ từ cho đến khi tôn trở về hình dạng ban đầu.
-
Trong quá trình thi công, hạn chế làm tôn bị biến dạng.
>> Xem thêm: Tổng hợp 3 loại tôn lợp mái nhà tốt nhất hiện nay dành cho bạn
3.9. Xử lý những chỗ tiếp giáp mái tôn
Những vùng tiếp giáp giữa 2 mái tôn rất dễ bị hở, thấm dột nếu không được thi công đúng cách. Để tránh bị hở tại những vùng tiếp giáp này, bạn có thể dùng băng keo chống dột, keo chuyên dụng, nhựa đường, xi măng hoặc hỗn hợp xăng và xốp để trám kín những vùng này.
3.10. Xử lý những chỗ tiếp xúc giữa tôn và tường
Chỗ mái tôn tiếp xúc với tường là nơi dễ bị thấm dột nhất nếu lúc thi công không đúng kỹ thuật. Nếu phát hiện những chỗ tiếp xúc giữa mái tôn và tường bị hở, bạn có thể khắc phục bằng cách:
3.11. Kiểm tra lại máng xối và hệ thống thoát nước
Kiểm tra hệ thống máng xối thoát nước
Hệ thống máng xối thoát nước không kịp cũng là nguyên nhân gây ra đọng trũng nước trên mái tôn. Kiếm tra lại máng xối và hệ thống thoát nước mái tôn để đảm bảo tốc độ thoát nước vào những lúc mưa to sẽ giúp giảm áp lực nước lên mái tôn.
>> Xem thêm: Cách lắp máng xối tôn đúng kỹ thuật và thẩm mỹ cho ngôi nhà 2023
3.12. Liên hệ đơn vị bảo dưỡng mái tôn
Nếu bạn cảm thấy những phương pháp trên quá phức tạp thì có thể trực tiếp liên hệ với đơn vị bảo dưỡng, sửa chữa mái tôn để được kiểm tra và khắc phục sớm nhất.
3.13. Dùng tôn/inox trám lại lỗ thủng
Nếu lỗ thủng tôn quá lớn, bạn có thể dùng tôn hoặc inox trám lại các chỗ tôn bị hỏng.
3.14. Thay thế các tấm tôn bị thủng
Nếu vết thủng to hơn, hoặc nhiều tấm tôn bị rỉ sét, bạn có thể thay thế bằng những tấm tôn khác. Phương pháp này có tác dụng hiệu quả trong một thời gian dài mặc dù chi phí có hơi cao hơn so với các phương pháp tạm thời trên.
3.15. Thay toàn bộ mái tôn
Nếu mái tôn có quá nhiều lỗ thủng, hư hỏng, rỉ sét thì bạn có thể nghĩ đến phương án thay toàn bộ máy tôn bằng một loại tôn chất lượng hơn.
Bạn nên chọn loại tôn có chất lượng cao, chống được oxi hóa và rỉ sét đồng thời có chính sách bảo hành tốt để đảm bảo mái tôn sử dụng được lâu năm nhất.
Nhà lợp bằng Tôn lạnh Solar của Pomina
Tôn lạnh Solar của Tôn Pomina là sự lựa chọn phù hợp cho những công trình ven biển, ven sông, kênh rạch vì:
-
Độ dày lớp mạ AZ100/AZ120
-
Cấu tạo tôn với 7 lớp chắc chắn
-
2 lớp bảo vệ với lớp chống ăn mòn và lớp Pomina Crystal giúp chống ăn mòn và rỉ sét tốt gấp 3 lần các loại tôn lạnh thông thường
-
Bảo hành chống ăn mòn thủng 15 năm (AZ100) và 20 năm (AZ120).
Trên đây là 15 cách lợp mái tôn không bị dột mà Tôn Pomina muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những bí quyết trên có thể giúp bạn an tâm trong mùa mưa bão.
Công ty Cổ Phần Tôn Pomina